Thông tin thêm Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu)

Tượng Chúa Kitô Vua nhìn bên hông. Dòng người xếp hàng theo lối cầu thang trong tượng để lên cánh tay tượng Chúa.
  • Ngày 18 tháng 01 năm 1993, Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu) được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. (Thông tin ban hành văn bản số 57VH/QĐ)[9][10]
  • Tượng Chúa Kitô Vua có một thời gian bị hiểu lầm với tên gọi là Tượng Thánh Jacques vì vào thời Pháp thuộc, Vũng Tàu từng mang tên Cap Saint Jacques, nghĩa là mũi đất mang tên thánh Jacques. Theo nghĩa hẹp, đó là mũi Thùy Vân, còn gọi mũi Nghinh Phong, tên khác là mũi Ô Quắn. Chính trên mũi đất ấy, giáo xứ Vũng Tàu khởi công xây tượng vào năm 1973, năm sau thì chuyển lên núi Nhỏ phía đối diện. Đã từng có một bản đồ do Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xuất bản năm 1998 đã ghi chú địa điểm này bằng từ: Tượng thánh Gioóc (Thánh Gioóc, phiên âm từ George tức Jacques). Nhưng thực chất đây là tượng của Giêsu, các bản đồ thành phố Vũng Tàu được ấn hành sau này đã tìm cách ghi nhận chính xác hơn về tên gọi chính xác của tượng. Bản đồ do Nhà xuất bản Trẻ thực hiện năm 2001 in tượng Chúa Giêsu, bản đồ do Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện năm 2006 in tượng Chúa Kitô, bản đồ do Nhà xuất bản Giao thông Vận tải thực hiện năm 2009 in tượng Chúa Giêsu[10].
  • Theo thiết kế xây dựng, dự trù móng của tượng sâu 6 mét nhưng móng tượng đài khi xây dựng phải sâu hơn[9]. Khi đào móng sâu xuống 3 mét thì vấp cả mảng xi măng cứng ngắt. Tiếng vọng sau mỗi nhát xà beng giúp mọi người phán đoán rằng dưới lớp bê tông kia có khoảng trống. Khi chọc thủng một lỗ to, rồi dùng cái thúng buộc dây đưa một người xuống thăm dò. Mọi người mới biết đưới lòng núi là hệ thống công sự do Pháp xây dựng kiên cố từ cuối thế kỷ XIX, gồm 7 căn hầm, mỗi hầm dài 7 m và rộng 4 m. Do có công sự ngầm nên trên đỉnh núi Nhỏ, quân đội Pháp để 2 khẩu thần công bắn đạn cỡ 240 mm. Phía nam núi Nhỏ hướng ra biển còn 2 cụm pháo đài nữa. Một cụm với 5 khẩu thần công bắn đạn cỡ 300 mm. Một cụm với 3 khẩu thần công bắn đạn cỡ 140 mm. Cả ba cụm pháo đài kết hợp hệ thống công sự tạo nên phòng tuyến đặc sắc nhằm kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển Vũng Tàu - Sài Gòn.
  • Hào quang quanh đầu tượng còn là thiết bị vật lý quan trọng: là phần đầu tiên của cột thu lôi nhằm chống sét. Tà áo tượng có trổ 3 ô cửa sổ tô điểm bằng hoa văn chữ thọ, giúp lòng tượng được chiếu sáng tự nhiên và thoáng khí. Trong lòng tượng, là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc giúp du khách leo lên cao. Từ đôi vai tượng, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh Vũng Tàu: núi Lớn, bãi Dâu, bãi Trước, bãi Dứa, bãi Sau, bãi Chí Linh, bãi Thuỷ Tiên, bàu Sen, bàu Trũng... Cũng từ điểm cao đó, người ta có thể ngắm nhìn khá đầy đủ một phần Biển Đông[11].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu) http://www.thecross-photo.com/Jesus_Statue-Vung_Ta... http://www.vungtau72.com/ba-ria-%E2%80%93-vung-tau... http://hoatinhthuong.net/index.php?option=com_cont... //dx.doi.org/754 //dx.doi.org/780 //dx.doi.org/781 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://hn.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/10-ky-luc-... http://dantri.com.vn/su-kien/cong-bo-10-ky-luc-cha... http://www.cinet.gov.vn/detail.aspx?source=5&catid...